Thiết kế và xây dựng nhà chống bão

17/08/2021

Administrator

302

Gió bão là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến công trình xây dưng, bất kể là nhà thể loại nào, kiên cố hay bán kiên cố, bê tông cốt thép hay nhà lắp ghép, đã nằm trong vùng gió bão thì cần phải có biện pháp thiết kế và thi công sao cho phù hợp.

 


Sử dụng kết cấu hình tròn để giảm sức cản của gió

 

NGUYÊN TẮC CƠ BẢN XÂY DỰNG NHÀ CHỐNG BÃO:

Lựa chọn địa điểm xây dựng nhà chống bão thích hợp:

Nên chọn nơi khuất gió bão, tránh đối mặt với hướng gió chủ đạo, tránh nơi trống trải hướng gia biển, hồ lớn. Ví như ở miền Trung thì nên tránh hướng Đông, hạn chế Đông Nam. Có thể tận dụng các địa hình có vật cản như gò đồi.

Cách khác bạn có thể trồng cây để cản bớt tác động trực tiếp của gió bão vào nhà. Tuy nhiên chú ý là nếu cây quá lớn thì phải tỉa bớt cành để tránh việc cây đổ vào nhà khi có mưa gió lớn.

Đối với kiến trúc của thiết kế nhà dân dụng tránh gió bão

- Nên bố trí nhà thành cụm, các nhà bố trí so le nhau, tránh bố trí thẳng hàng dễ hình thành túi gió hay luồng gió xoáy.

- Nhà nên thiết kế dạng chữ nhật, không quá dài, tốt nhất theo tỷ lệ chiều dài/chiều rộng không quá 2.5 lần.

- Tránh thiết kế nhà có dạng chữ U hay chữ T ở những vùng thường xuyên xảy ra gió bão mạnh.

- Đối với tường, không nên xây quá rộng, quá cao mà không gia cố. Những bước tường này cần phải được gia cường bằng giằng và cột bổ trụ hay neo vào các khung hay sàn chịu lực.

- Hạn chế trổ cửa sổ hay cửa có diện tích lớn. Cửa phải kín gió để tránh hiện tượng cửa bị bung khi bị gió giật. Tốt nhất là làm cửa sổ dạng khung đẩy theo phương đứng hoặc phương ngang.

Khung cửa cần được liên kết chắc chắn với tường.

Giải pháp về kết cấu để xây dựng nhà chống bão

Kết cấu chịu lực của ngôi nhà cần đơn giản, sơ đồ làm việc rõ ràng. Các phần kết cấu tạo thành một tổng thể không gian kiến trúc có độ cứng tốt theo cả 3 phương và tạo được khả năng chống xoắn tốt cho ngôi nhà.

Tất cả các bộ phận kết cấu của thiết kế nhà dân dụng chống bão cần phải được neo giữ vào những điểm kiên cố có khả năng chống lại tác động của gió bão. Đặc biệt, phải bố trí hệ thống giằng và liên kết cứng tất cả các phần kết cấu lại với nhau để tạo nên một khối liên tục giúp tăng khả năng chống trượt, chống xô đổ, chống xoắn cho căn nhà.

Giải pháp mặt bằng mái khi xây dựng nhà chống bão nên đơn giản

Mái nhà nên để độ dốc hợp lý, thông thường sẽ rơi vào khoảng 30 – 33 độ. Đối với mái nhẹ có độ dốc sẽ rơi vào khoảng 5 – 10 độ sẽ rất dễ bị tốc, do đó cần hạn chế các thành phần chìa ra ngoàiu ường của mái (Phần chìa ra ngoài của mái nên để nhỏ hơn 50cm khi có trần và nhỏ hơn 30cm khi không có trần).

Mái nhà nên có diềm để hạn chế tác động trực tiếp từ luồng gió lên phần đầu mái. Nếu là mái hiên thì nên làm hiên rời để nếu bị tốc sẽ ít ảnh hưởng tới mái chính của nhà; hoặc giải pháp khác có thể làm hiên nhà bằng bê tông cốt thép.

Hạn chế các thiết bị trên mái để giảm tác động của gió tới mái nhà. Trong trường hợp bắt buộc phải đặt thiệt bị thì cần có biện pháp gia cố để đảm bảo độ chắc chắn, an toàn để chúng có thể chịu được gió bão.

Đối với những ngôi nhà thấp tầng (những mẫu nhà cấp 4), vật liệu dùng cho mái chủ yếu có kết cấu nhẹ, thường là ngói, tôn xi măng, mái lợp phibro hoặc các phên tre, nứa, lá… Những loại mái này dễ bị tốc khi có gió bão. Để hạn chế việc này, phải sử dụng biện pháp neo, giữ chúng chắc chắn vào hệ kết cấu mái. Có thể thực hiện bằng cách buộc, neo, xây bờ nóc, bờ chảy, chèn vữa xi măng hay đè giữ bằng các bao cát…

Ngoài ra, để đảm bảo hệ thống mái không bị tốc thì các kết cấu khác của mái cũng phải liên kết chắn chắn và chặt chẽ với nhau tạo thành 1 thể chắc chắn.

Cuối cùng, vì kèo mái phải được níu chặt vào tường, cột chịu lực để tuyền tải trọng gió xuống kết cấu móng nhà.

Kết cấu nhà chống bão có trần sẽ giảm áp lực gió lên mái

Trần nhà có kết cấu chắc chắn, liên kết chắc chắn với tường trong và tường ngoài của nhà có thể tăng phần lớn khả năng chống xô đổ của tường khi có gió bão.

Nếu có thể nên làm gác lửng cho ngôi nhà, sẽ gia tăng khả năng chịu lực gió của nhà cũng như giúp bạn có chỗ trú ẩn khi cần. với những vùng vừa bão vừa lụt thì giải pháp này lại càng khả thi. Tuy nhiên, bạn cần chú ý bố trí các cửa thoát hiểm trên trần và mái nhà để phòng các sự cố khi có gió bão xảy ra.

Với những gia đình không có điều kiện, kết cấu mái bằng khung gỗ hoặc tre, ở đầu hồi và tại những góc nhà cần bố trí những thanh chống chéo hình tam giác hoặc chữ X. Với kết cấu chịu lực là tường gạch thì bố trí các trụ và giằng bằng bê tông cốt thép liên kết với nhau, trụ đứng sẽ bố trí ở góc tường và ngăn nhỏ các bức tường rộng. Giằng nên bố trí ở các cao trình mặt móng, hay các mép trên cửa sổ, cửa đi. Giằng sẽ phải khép kín chu vi tường bao nhà và nối tất cả các bức tường trong nhà lại với nhau.

Mỗi ngôi nhà chống bão phải có một lõi cứng

Mỗi ngôi nhà chống bão nên chọn một phòng hay một khu vực để làm lỗi cứng cho toàn nhà. Lõi cứng này có thể là tường gạch, xây bằng vữa, xi măng, cát… Các tường này nên có chiều dày ít nhất là 22cm. Nếu có làm gác lửng thì cũng nên làm ở khu vực này.

Đây sẽ là nơi kiên cố để neo giữ những bộ phận và kết cấu nhà khác, cũng là nơi trú ẩn an toàn, cất giữ tài sản, lương thực cần thiết khi có bão lớn. Với những ngôi nhà truyền thống, khu vực này được kết hợp làm phòng thờ.

Khi xây nhà chống bão, cần chú ý kết cấu móng phải chịu đủ lực

Móng cần chắc chắn, đủ lực để neo giữ các kết cấu của nhà. Mưa bão thường đi kèm với ngập lụt, vì thế kết cấu móng còn phải đảm bảo luôn khô ráo, vật liệu không bị hỏng khi bị ngập lụt, chịu lực tốt trong tình trạng ngập nước.

Thường, người ta sẽ dùng móng gạch đá hoặc bê tông cốt thép để xây nhà chống bão. Tại các chân cột bố trí móng neo bằng thép để neo các chân cột.

Bình luận
Tin tức nổi bật
Tin tức mới nhất

Đăng ký để nhận bảng dự toán chi phí

Kiến trúc Thuận An sẽ gửi dự toán cho bạn hoàn toàn miễn phí chỉ cần bạn cung cấp một vài thông tin cơ bản: về diện tích, số tầng, số lượng phòng ngủ, số phòng vệ sinh,...